Là lĩnh vực liên đới nhiều ngành nghề như vật liệu xây dựng,ỗtrợdoanhnghiệpBĐSđểtránhhiệuứngdominochonềnkinhtế
sự tích hồ gươm trang trí nội thất, môi giới, ngân hàng, quản lý tài sản với một lực lượng lao động khổng lồ, bất động sản nguy khó có thể dẫn tới tình trạng domino trong nền kinh tế. Thế nhưng, bất động sản lại không nằm trong đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.Hiệp hội Bất động sản (BĐS) VN (VNREA) vừa có công văn gửi Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về việc xin gia hạn nộp thuế để hỗ trợ BĐS ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức đại dịch Covid-19.
Thanh Niênđã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch VNREA, về thực trạng của thị trường cũng như những hệ lụy nếu các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực này không được hỗ trợ.
Bị ảnh hưởng lớn
* Ông có thể cho biết, thực trạng thị trường BĐS hiện nay như thế nào?Chúng ta đều biết, gần đây, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều yếu tố không thuận lợi, đặc biệt là dịch Covid-19 lan rộng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch hoạt động cũng như doanh thu, lợi nhuận của DN, nhất là các DN BĐS. Nhiều DN đã phải tạm dừng hoặc hủy bỏ tổ chức sự kiện quan trọng trong hoạt động kinh doanh như khởi công, mở bán, quảng bá, tiếp thị dự án… Khách hàng cũng không đến các sàn giao dịch BĐS nữa. Với những DN có tiềm lực tài chính mạnh thì tình hình vẫn trong tầm kiểm soát. Nhưng các DN có quy mô nhỏ (chiếm đa số hiện nay), nguồn vốn phát triển chủ yếu là vốn vay ngân hàng và huy động từ khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khi thành công trong việc khống chế và kiểm soát dịch bệnh, VN được đánh giá là một điểm đến thân thiện, an toàn. Cùng với chi phí sinh hoạt thấp, điều này sẽ giúp VN thu hút nhiều hơn du khách và người nước ngoài đến sinh sống, kéo theo nhu cầu về nhà ở. Sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trong khu vực cũng sẽ dành lợi thế cho VN. Tâm lý muốn “sở hữu nhà ở” của người Việt; giá bán nhà cạnh tranh so với các nước trong khu vực; thủ tục cấp sổ đỏ cho người nước ngoài được nới lỏng... là những yếu tố giúp BĐS nhà ở tại VN tiếp tục thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Ông Nguyễn Trần Nam |
* Thế nhưng trong dự thảo Nghị định quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất để hỗ trợ DN gặp khó khăn do dịch Covid-19 lại không có DN BĐS. Ông nghĩ sao về điều này?Bản thân tôi và các DN trong ngành không tán thành điều này. Thực tế cho thấy, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thách thức rất to lớn đối với ngành BĐS, làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận của các DN trong ngành. Gần đây, nhiều mặt bằng thương mại đã bị khách thuê trả lại do nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì không có khách hàng. Các căn hộ dịch vụ cho đối tượng là khách cư trú ngắn hạn, khách nước ngoài thuê để ở cũng bị trả lại do không còn khách du lịch, khách đi công tác...Dịch bệnh tác động trực tiếp, làm giảm sút thu nhập của đại bộ phận nhân dân. Do đó người dân có xu hướng chỉ tập trung chi tiêu cho nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ đời sống và tạm dừng việc mua BĐS để ở hoặc đầu tư. DN hầu như không có thêm khách hàng ký hợp đồng mới. Trong khi họ đang phải chịu rất nhiều khoản chi phí cố định như chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay. Tính thanh khoản thấp làm tăng nguy cơ DN bị thiếu dòng tiền dẫn đến nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động… Thế nên không thể nói rằng các DN BĐS làm nhà ở không khó khăn.
Kiến nghị của VNREA - Bổ sung DN BĐS thuộc đối tượng xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể, các DN BĐS được giãn thời hạn nộp các loại thuế GTGT, tiền thuê đất. - Bổ sung thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân vào các sắc thuế được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định của Chính phủ trong đó có các DN BĐS. - Đề nghị xem xét kéo dài thời gian gia hạn nộp các sắc thuế nêu trên cho DN BĐS 1 năm, thay vì 5 tháng. |
* Thời gian gia hạn nộp thuế GTGT và tiền thuê đất trong dự thảo nghị định là 5 tháng, theo ông thế đã đủ để hỗ trợ các DN hay chưa?Chúng ta đều thấy dịch bệnh còn kéo dài và phức tạp nên chắc chắn sẽ tác động lâu dài đến nền kinh tế, cộng đồng DN nói chung, đặc biệt là các DN BĐS. Với 1 dự án BĐS, nếu thực hiện theo đúng quy trình thủ tục thì DN phải mất khoảng 5 năm. Thời gian bắt đầu triển khai xây dựng dự án đến lúc đủ điều kiện bán hàng cũng mất gần 1 năm nữa nên thời gian gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất như đề xuất trong dự thảo là rất ngắn. Bởi vậy, hiệp hội cũng đã kiến nghị Chính phủ và các đơn vị liên quan xem xét kéo dài thời gian gia hạn nộp thuế của các sắc thuế nêu trên cho các DN là 1 năm thay vì 5 tháng.
Nhu cầu lớn nhưng nguồn thu hạn chế
* Trong trường hợp cơ quan quản lý giữ quan điểm không hỗ trợ cho BĐS, điều gì sẽ xảy ra, thưa ông?Thị trường BĐS phát triển sẽ kéo theo nhiều ngành, nghề khác phát triển, tác động tích cực đến nền kinh tế. Đó là chưa kể tiền thuế thu được từ DN, từ chuyển nhượng BĐS… chắc chắn sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu không được hỗ trợ, thị trường sẽ lâm vào khó khăn như nhiều năm trước, kéo theo sự đổ vỡ của hàng nghìn nhà thầu, DN cung cấp dịch vụ, vật liệu xây dựng…
Rà soát, sớm tiến hành xóa nợ thuế cho DN Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng yêu cầu trong tháng 4, Tổng cục Thuế chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết xử lý nợ tại Tổng cục Thuế, do tổng cục trưởng làm trưởng ban. Tổng cục Thuế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện dự thảo thông tư về hồ sơ và trình tự thủ tục khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, ban hành trước ngày 15.5. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng tiền nợ thuế do cơ quan thuế quản lý hiện đang rơi vào khoảng hơn 80.000 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ trên tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý ở mức 6,3%. Trong đó, nợ không còn khả năng thu hồi là 40.228 tỉ đồng. Tiêu Phong |
* Ý ông là nếu không được hỗ trợ, kịch bản của 1 thập niên trước sẽ lặp lại?Đúng thế, thị trường đang lâm vào khủng hoảng nhưng khủng hoảng hiện nay khác hoàn toàn so với hơn 1 thập niên trước. Trước kia, hàng hóa nhiều nhưng không bán được. Hiện tại thì ngược lại, nhu cầu rất lớn, nhưng nguồn cung lại hạn chế. Hơn nữa, thời kỳ khủng hoảng vừa qua cũng đã góp phần sàng lọc thị trường. Các chủ đầu tư yếu kém cùng cách thức làm ăn chụp giật gần như không còn tồn tại. Đến nay, hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS đã hướng tới môi trường hoạt động chuyên nghiệp, lâu dài. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đề phòng trường hợp này bởi trong hoàn cảnh “khó khăn chồng khó khăn” hiện nay, nếu không được hỗ trợ về cơ chế chính sách, thị trường BĐS sẽ tiếp tục trầm lắng, cơ bản là do giảm sút nguồn cung mới.