Fireant

Năm 2016, tôi và các lãnh đạo công ty có đợt công tác ở Mỹ trong 10 ngày với 69 giờ bay. Chừng ấy th nổ hũ fortunegems

【nổ hũ fortunegems】Làm việc 12

Năm 2016,àmviệnổ hũ fortunegems tôi và các lãnh đạo công ty có đợt công tác ở Mỹ trong 10 ngày với 69 giờ bay. Chừng ấy thời gian chúng tôi liên tục di chuyển để gặp gỡ, làm việc với tám tập đoàn, trong đó bảy tập đoàn thuộc Fortune 500, hai trong số đó thuộc Top 10. Việc ăn và ngủ chủ yếu diễn ra trên máy bay, trong phòng chờ, thời gian còn lại dành để họp, đàm phán, thuyết phục khách hàng.

Trong một lần vạ vật chờ quá cảnh ở Sân bay Salt Lake City, tôi mệt quá, ngồi ngủ mê mệt ở phòng chờ, đến lúc tỉnh dậy, lưng đau nhức, phải mất mấy giây mới nhớ ra mình đang ở đâu. Chúng tôi thường xuyên có những đợt công tác dài ngày như thế, xuyên qua châu Á, châu Âu và nước Mỹ. Trạng thái vật vờ, mất ngủ, jetlag liên tục là điều tôi và các lãnh đạo phải đối diện thường xuyên. Nhưng sự mệt mỏi đều có thể tiêu tan nếu chúng tôi cảm thấy mình chạm tới mong muốn của khách hàng, thấy cái bắt tay hờ hững lúc mới gặp mặt của họ được thay bằng ánh mắt ấm áp khi kết thúc cuộc họp, thấy một hợp đồng mới được ký, một đối tác mới đồng ý làm việc cùng. Tôi chỉ thấy mệt, hoặc nhớ ra là mình đang rất đói nếu lỡ không thuyết phục được khách hàng - tôi hay nói vui là "câu hụt cá voi".

Một đợt khác, tôi cũng bay qua nhiều nước, làm việc không nghỉ, vừa tới Nhật thì thấy rất mệt, cảm tưởng không cố được nữa. Nhưng anh em bảo: "Khách hàng này rất quan trọng, chúng em đã theo đuổi cả năm trời. Bây giờ cần các sếp chốt. Nếu chốt được, chúng ta có thêm 100 công việc".Tôi nghe thế, tỉnh cả người. Có thêm 100 công việc cho anh em ở một thị trường như Nhật Bản? Thế thì chỉ trừ khi ngất ra đấy, còn lại tôi chắc chắn cố được.

Làm việc không có giờ giấc là chuyện bình thường với tôi và các đồng nghiệp. Chúng tôi chỉ quan tâm đến mục tiêu, hiệu quả công việc chứ không "tính giờ ăn tiền". Sau 30 năm lao động, tôi thấy mình vừa có nhiều niềm vui trong công việc, vừa đạt được những thành quả nhất định, một phần vì đã nỗ lực và chăm chỉ.

Những năm gần đây, tôi tiếp xúc nhiều hơn với các bạn trẻ khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực. Họ làm việc kinh hoàng, không có khái niệm giờ giấc. Không phải tất cả họ đều quần quật như thế vì áp lực tiền bạc. Có bạn cho tôi biết, tài sản riêng của bạn đã lên tới hàng trăm nghìn USD. Bạn làm ngày làm đêm là để dự án của mình thành công, sản phẩm sớm đi vào ứng dụng.

Tôi đang làm việc cho một tập đoàn hơn 65.000 nhân viên, có những hợp đồng hàng trăm triệu đô. Nhưng chúng tôi quả thực chưa tạo ra được những sản phẩm cả thế giới sử dụng. Cá nhân tôi rất ngưỡng mộ các bạn trẻ khởi nghiệp, tạo ra những sản phẩm thế giới đang dùng. Tôi vốn tự nghĩ mình là người chăm chỉ, có thể làm việc 10 đến 16 giờ mỗi ngày, liên tục nhiều năm, nhưng vẫn chưa là gì với những bạn trẻ làm việc đến 20 giờ mỗi ngày. Những suy nghĩ đó được tôi chia sẻ với các start-up trẻ đang nung nấu khát vọng khởi nghiệp trong một TED Talk, cách đây một năm.

Bỗng dưng, phát ngôn của tôi tại sự kiện hôm đó lan truyền lại trên mạng xã hội với một phiên bản "rút gọn" và được mang ra "mổ xẻ". Nhiều người hỏi tôi nghĩ gì.

Ban đầu tôi rất ngạc nhiên, không nghĩ gì nhiều, vì tôi hiểu người Việt chúng ta vốn thích tranh luận, và không tránh khỏi việc áp đặt suy nghĩ của mình lên đối phương. Chúng ta sẽ khăng khăng cho rằng quan điểm của mình mới đúng. Tôi nhận thấy xu hướng đó trong nhiều tình huống, đơn giản nhất là chuyện ăn uống. Khẩu vị mỗi người một khác, nhưng có những người vẫn nhất quyết buộc người khác phải công nhận phở Bắc ngon hơn phở Nam. Lẽ ra, mỗi người một quan điểm. Tôi có thể không nhất trí với bạn nhưng tôi tôn trọng quan điểm riêng của bạn. Tôi đồng tình với câu "Tôi phản đối những gì anh nói, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói của anh" của nhà văn người Anh Evelyn Beatrice Hall.

Nhưng khi cuộc tranh luận bắt đầu đi xa hơn, tôi bỗng suy nghĩ một chút. Tôi nghĩ có thể chia xã hội thành bốn nhóm người cơ bản, dựa trên thái độ của họ với lao động:

Nhóm thứ nhất là những người không thích làm việc, hoặc chính xác là không thích làm việc nhiều. Họ thích hưởng thụ hoặc làm việc gì nhẹ nhàng thôi, có thể do họ có tài sản thừa kế hoặc họ đã tích lũy đủ cho cả đời hoặc nhiều đời.

Nhóm thứ hai là những người làm việc để thỏa mãn đam mê, khát vọng, hoài bão cá nhân và mong muốn cống hiến cho xã hội. Họ lao động không chỉ vì mưu sinh, mà vì nhận thấy công việc của mình có ý nghĩa. Không điều gì đủ mạnh mẽ để khiến một giáo viên vùng cao ở lại với học sinh bằng việc họ tin mình có thể giúp học trò sống một cuộc đời khác, bớt khổ cực và có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Nhóm thứ ba đi làm để trở thành cái tôi tốt hơn của bản thân, lấy công việc làm niềm vui, hoàn thiện chính mình mỗi ngày.

Nhóm thứ tư đi làm để mưu sinh. Nhóm này có thể chiếm khoảng 80% người đi làm. Phần lớn trong số họ thường phải làm việc nhiều hơn số giờ mà doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu.

Tôi nghĩ mình thuộc nhóm thứ tư, nhưng tôi may mắn được làm công việc mình yêu thích, nên dù vất vả, tôi hiếm khi thấy công việc là cực hình. Thỉnh thoảng, tôi cũng thích nghỉ ngơi, không điện thoại, không check mail, chỉ đọc sách, nấu ăn hoặc xem phim. Tôi rất tận hưởng những khoảng thời gian ấy, nhưng cứ nghỉ nhiều là tôi thấy buồn, thấy mình thừa thãi; thậm chí lâu lâu không được làm việc là tôi ốm.

Thành công hơn không hẳn đã hạnh phúc hơn. Có nhiều thời điểm trong đời, tôi không cân bằng được sự nghiệp và hạnh phúc gia đình. Phải chăng cái giá cho thành công là rất khó có được hạnh phúc trọn vẹn? Vậy có lẽ "kiến tạo hạnh phúc" nên là mục tiêu mà chúng ta cần suy nghĩ trong cuộc đời.

Chúng ta càng không nên tranh cãi làm việc bao nhiêu giờ mới là hợp lý. Quan trọng là xác định mình đang làm loại công việc gì, thuộc nhóm nào trong bốn nhóm nêu trên, bạn sẽ có thái độ làm việc tương ứng.

Một người đã có trong tay hàng triệu đô có thể thấy không cần phải làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày nữa. Một bạn trẻ đang dành 10 giờ mỗi ngày để lướt Facebook, xem Tiktok - trong đó riêng edit photo đã mất 2 giờ - cũng có thể không đồng tình với phát ngôn của tôi. Không sao cả, mỗi người một lựa chọn, một cách làm việc.

Tôi thấy đáng lo nhất là một xã hội toàn những người ngồi chơi và chỉ trích hết người này đến người khác.

Trong số người tham gia tranh luận, có luồng ý kiến cho rằng nên work smarter,not harder,hàm ý chê người khác chỉ biết làm quần quật. Nhưng liệu bạn có chắc mình smart hơn người khác? Việt Nam có nhiều cá nhân lỗi lạc, nhưng xét trên diện rộng, số đông, chúng ta có chắc mình thông thái hơn các dân tộc khác? Tôi đi rất nhiều nơi, làm việc với người Đức, người Mỹ... gần với Việt Nam là người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật... và đã chứng kiến họ smart ra sao nhưng vẫn làm việc cật lực đến thế nào.

Tôi nghĩ, chúng ta không phải là một dân tộc thông thái vượt trội. Việt Nam không có nguồn lực như nhiều quốc gia khác, không có nhiều tiền bằng họ, không có công nghệ như họ, không có nền tảng công nghiệp phát triển ngang với họ... Thế thì chúng ta phải chăm chỉ hơn nữa.

Và đó mới là điều khiến tôi thực sự suy nghĩ.

Hoàng Nam Tiến

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap